Đề Mục Thư Viện
|
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung. Và năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong luận án được hiểu đó là sự tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất mà một giám đốc doanh nghiệp cần có trong hoạt động lãnh đạo bản thân, lãnh đạo đội ngũ cấp dưới, lãnh đạo tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đã định ra từ đầu. TRưỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ 2017LUẬN ÁN TIẾN SĨNGHIÊN CỨU NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNGNCS LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO - HDKH PGS. TS NGUYỄN KHẮC HOÀNCHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62340102
Lãnh đạo nói chung và năng lực lãnh đạo nói riêng từ lâu đã trở thành những đề tài nóng hổi, thu hút sự quan tâm không chỉ của các học giả, các nhà nghiên cứu, mà còn thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các doanh nghiệp. Thực tiễn đã chỉ ra rằng lãnh đạo mà cụ thể là năng lực lãnh đạo của người đứng đầu là nhân tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Theo học giả Bennis (2009), lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới trong việc thực thi mục tiêu, sứ mệnh. Năng lực lãnh đạo chính là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi, thái độ nhằm biến tổ chức, doanh nghiệp thành một khối kết dính, thống nhất, đảm bảo cạnh tranh thành công trên thương trường. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển, nâng cao năng lực lãnh đạo trong các doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm và được sử dụng trong những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực trong xu thế mở cửa hội nhập đất nước.
Hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 96% số doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng quy mô, năng lực cạnh tranh vẫn còn yếu. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2015 có 39.056 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 2% so với năm 2014 [67]. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa được các chuyên gia kinh tế đánh giá là do hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận thị trường, nguồn vốn; Và còn hạn chế trong năng lực lãnh đạo, năng lực quản trị. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo chuyên sâu về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật trong kinh doanh.. ., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Nằm trong bối cảnh chung đó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo đối với giám đốc các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung là vấn đề cấp thiết. Khu vực Bắc miền Trung gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trong những năm qua có bước tăng trưởng khá, tốc độ đạt tương đối cao đã thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các Tỉnh. Song với đặc thù nhỏ gọn, đối tượng này dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh bất lợi. Cũng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong vài năm trở lại đây, số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực giải thể, ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản trị nhân sự còn yếu kém, đặc biệt là việc phát triển năng lực quản trị, năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc nói riêng và đội ngũ nhà quản trị trong doanh nghiệp nói chung chưa được chú trọng cũng là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp tục phát triển. Với vai trò là người điều hành doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tiến hành hoạt động lãnh đạo vừa mang tính bao quát vừa mang tính tác nghiệp, vừa trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa thực hiện các hoạt động lãnh đạo con người trong doanh nghiệp. Để thực hiện tốt vai trò của mình, giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có năng lực lãnh đạo thực sự, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất nhằm lãnh đạo hiệu quả bản thân, lãnh đạo hiệu quả đội ngũ, lãnh đạo hiệu quả cả tổ chức; Duy trì và phát triển doanh nghiệp trên thị trường, đem lại thu nhập chính đáng cho bản thân và các thành viên khác trong doanh nghiệp.
Như vậy, chúng ta nhận thấy năng lực lãnh đạo và việc phát triển năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến vị thế và sự thành công của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xu thế mở cửa hội nhập đất nước như hiện nay. Do đó đề tài “Nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực Bắc miền Trung” có ý nghĩa thiết thực nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận, tìm hiểu thực trạng, phát hiện những “khoảng trống” trong năng lực lãnh đạo, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ này trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu chung của luận án là nhằm đánh giá thực trạng về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các nhóm giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó, luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: - Nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó tập trung làm rõ các quan điểm và trường phái nghiên cứu về lãnh đạo; Phân biệt giữa “lãnh đạo” và “quản lý”; Làm rõ khái niệm, vai trò, các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đánh giá thực trạng và mức độ đáp ứng về năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung thông qua các yếu tố cấu thành như kiến thức lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất lãnh đạo với đánh giá từ phía bản thân giám đốc doanh nghiệp và đội ngũ cấp dưới. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố thuộc về bản thân giám đốc, nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của tổ chức và nhóm nhân tố vĩ mô đến năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa (kiến thức lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất lãnh đạo) Đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung dựa trên các góc độ: Kiến nghị về phía
Nhà nước và các Ban ngành liên quan; Kiến nghị về phía chính quyền, Hiệp hội và các cơ quan hữu quan của các tỉnh trong khu vực; Và giải pháp về phía bản thân giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: - Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung bao gồm những yếu tố cấu thành nào? - Mức độ đáp ứng hiện nay về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung như thế nào? - Những nhóm nhân tố nào có ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung? - Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp? - Làm thế nào để có thể nâng cao năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung trong thời gian tới?
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASK: Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức BKD: Tố chất - Kiến thức – Hành động BSC: Thẻ điểm cân bằng BT: Nhân tố thuộc bản thân giám đốc DDTC: Nhân tố thuộc đặc điểm tổ chức DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa DTPT: Yếu tố phương diện đào tạo và phát triển GDP: Tổng sản phẩm quốc nội KH: Yếu tố phương diện khách hàng KN: Kỹ năng KT: Kiến thức MTVM: Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô NĐ - CP: Nghị định – Chính phủ NQ/ TW: Nghị quyết/ Trung Ương PC: Phẩm chất QTNB: Yếu tố qui trình nội bộ TC: Yếu tố tài chính UBND: Ủy ban nhân dân VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại Thế giới
MỤC LỤC Danh mục các bảng Danh mục các hình PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 3. Câu hỏi nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Đóng góp của luận án 6. Kết cấu của luận án PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NưỚC VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài về năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanhnghiệp nói chung và giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng 1.1 Các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh các yếu tố kiếnthức - kỹ năng - phẩm chất/ hành vi/ thái độ/ tố chất/ hành động của nhà lãnh đạo 1.2 Các nghiên cứu của nước ngoài về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh cácbộ phận cấu thành của năng lực lãnh đạo 2 Tổng quan nghiên cứu trong nước về năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng 2.1 Các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh các yếu tố kiến thức -kỹ năng - phẩm chất/ hành vi/ thái độ/ tố chất/ hành động của nhà lãnh đạo 2.2 Các nghiên cứu trong nước về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh các bộphận cấu thành của năng lực lãnh đạo 3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu 3.1 Mô hình nghiên cứu năng lực lãnh đạo 3.2 Phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo 3.3 Đối tượng, nội dung nghiên cứu PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Cơ sở lý thuyết về lãnh đạo 1.1.1 Các quan niệm về lãnh đạo 1.1.2 Lãnh đạo và Quản lý 1.1.3. Trường phái nghiên cứu về lãnh đạo 1.2 Hoạt động lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Khái niệm về giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.2 Đặc điểm hoạt động lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3 Năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3.1 Khái niệm năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV 1.3.2 Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV 1.3.3 Vai trò của năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV 1.3.5 Đánh giá và đo lường sự ảnh hưởng năng lực lãnh đạo của giám đốc đối với doanhnghiệp CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát về đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa và đội ngũ giám đốc doanhnghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung 2.1.1 Số lượng các DNNVV khu vực Bắc miền Trung 2.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của DNNVV khu vực Bắc miền Trung 2.1.3 Khái quát số lượng và cơ cấu của đội ngũ giám đốc DNNVV khu vực Bắcmiền Trung 2.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu của luận án 2.2.1 Mô hình nghiên cứu 1: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạocủa giám đốc DNNVV 2.2.2 Mô hình nghiên cứu 2: Các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 2.3.2 Nghiên cứu định lượng CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG 3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 3.2 Kiểm định các thang đo của nghiên cứu 3.2.1 Kiểm định thang đo về năng lực lãnh đạo 3.2.2 Kiểm định thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo 3.2.3 Kiểm định thang đo về kết quả hoạt động của doanh nghiệp 3.3 Kết quả thống kê đánh giá năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ vàvừa khu vực Bắc miền Trung 3.3.1 Kết quả giám đốc DNNVV tự đánh giá về mức độ đáp ứng và tầm quan trọngvề năng lực lãnh đạo 3.3.2 Kết quả cấp dưới đánh giá về mức độ đáp ứng năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV 3.4 Đánh giá sự khác biệt trong năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏvà vừa dựa trên qui mô, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp và địa bàn 3.5 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích mô hìnhcấu trúc tuyến tính (SEM) 3.5.1 Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo 3.5.2. Kiểm định mô hình tác động năng lực lãnh đạo đến kết quả hoạt động của doanhnghiệp CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG 4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1.1 Kết quả đánh giá về thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung 4.1.2 Kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến năng lực lãnhđạo của giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung 4.1.3 Kết quả đo lường mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạocủa giám đốc DNNVV khu vực Bắc miền Trung đến kết quả hoạt động của doanhnghiệp 4.2 Các giải pháp đối với bản thân giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa các Tỉnh khuvực Bắc miền Trung 4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực xây dựng tầm nhìn và lập chiến lược 4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực khởi xướng sự thay đổi 4.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực phát triển đội ngũ 4.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực huy động và phối hợp các nguồn lực 4.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực động viên khuyến khích nhân viên 4.3 Kiến nghị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệpnhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung 4.3.1 Các kiến nghị đối với phía Nhà Nước và các Ban ngành liên quan 4.3.2 Các kiến nghị về phía Đảng, chính quyền; Các Hiệp hội và các cơ quan hữuquan của các Tỉnh trong khu vực Bắc miền Trung PHẦN IV: KẾT LUẬN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1 Năng lực lãnh đạo theo bộ phận cấu thành được đề cập đến trongcác nghiên cứu ở nước ngoài Bảng 2 Nhận diện phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo của giám đốcdoanh nghiệp nhỏ và vừa trong luận án Bảng 1.1 Các quan niệm về lãnh đạo Bảng 1.2 Nội dung các lý thuyết nghiên cứu về lãnh đạo Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo qui mô lao động củakhu vực Bắc miền Trung Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Bảng 2.3 Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của chủ cơ sở khu vực Bắc miền Trung Bảng 2.4 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án Bảng 2.5 Thang đo kiến thức lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ vàvừa Bảng 2.6 Thang đo kỹ năng lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.7 Thang đo phẩm chất lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ vàvừa Bảng 2.8 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của giámđốc doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.9 Thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp Bảng 2.10 Hình thức thu thập dữ liệu sơ cấp của luận án Bảng 2.11 Thống kê số lượng phiếu điều tra giám đốc doanh nghiệp Bảng 2.12 Thống kê số lượng phiếu điều tra cấp dưới của doanh nghiệp Bảng 3.1 Thống kê đặc điểm mẫu điều tra (Giám đốc doanh nghiệp) Bảng 3.2 Kiểm định KMO and Bartlett's Test Bảng 3.3 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo về năng lực lãnh đạo củagiám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Bảng 3.4 Kiểm định Cronbach's Alpha nhóm biến thuộc thang đo về năng lựclãnh đạo Bảng 3.5 Kiểm định Sample Kolmogorov-Smirnov Bảng 3.6 Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường (sau khi hiệu chỉnh bằng hệ số MI - Modification Indices) Bảng 3.7 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo về các nhân tố ảnh hưởngđến năng lực lãnh đạo Bảng 3.8 Kiểm định Cronbach's Alpha Bảng 3.9 Kiểm định Sample Kolmogorov-Smirnov Bảng 3.10 Kết quả phân tích EFA đối với thang đo về kết quả hoạt động củadoanh nghiệp Bảng 3.11 Kiểm định Cronbach's Alpha Bảng 3.12 Kiểm định Sample Kolmogorov-Smirnov Bảng 3.13 Kết quả kiểm định ANOVA về sự khác biệt trong năng lực lãnhđạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Bảng 3.14 Thống kê đánh giá về mức độ đáp ứng năng lực lãnh đạo của giámđốc doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên đặc điểm của doanh nghiệpvà địa bàn Bảng 3.15 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Bảng 3.16 Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap Bảng 3.17 Ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến các thành phần nănglực lãnh đạo Bảng 3.18 Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích SEM Bảng 3.19 Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap Bảng 3.20 Ảnh hưởng của yếu tố năng lực lãnh đạo trong mô hình đến cácthành phần kết quả hoạt động của doanh nghiệp Bảng 4.1 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án mức độ ảnhhưởng của các nhóm nhân tố đến năng lực lãnh đạo của giám đốcdoanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Bảng 4.2 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu của luận án mức độ tácđộng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của giám đốc đếnkết quả hoạt động của doanh nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Tỷ trọng về giới tính của chủ DNNVV khu vực Bắc miền Trung Hình 2.3 Ma trận GAP về năng lực lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệpnhỏ và vừa Hình 3.1 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo năng lựclãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa Hình 3.2 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo Hình 3.3 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA thang đo kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp Hình 3.4 Thống kê đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về kiếnthức lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắcmiền Trung Hình 3.5 Ma trận GAP về kiến thức lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệpnhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Hình 3.6 Thống kê đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về kỹ nănglãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắcmiền Trung Hình 3.7 Ma trận GAP về kỹ năng lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏvà vừa khu vực Bắc miền Trung Hình 3.8 Thống kê đánh giá tầm quan trọng và mức độ đáp ứng về phẩmchất lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắcmiền Trung Hình 3.9 Ma trận GAP về phẩm chất lãnh đạo của giám đốc doanh nghiệpnhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Hình 3.10 Thống kê đánh giá của cấp dưới về mức độ đáp ứng kiến thứclãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắcmiền Trung Hình 3.11 Thống kê đánh giá của cấp dưới về mức độ đáp ứng kỹ năng lãnhđạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung Hình 3.12 Thống kê đánh giá của cấp dưới về mức độ đáp ứng phẩm chấtlãnh đạo của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắcmiền Trung Hình 3.13 Phân tích SEM các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo Hình 3.14 Kết quả phân tích SEM các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 1. Lê Thị Phương Thảo (2015), Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) Trong công tác quản trị chiến lược tại Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoahọc Đại học Huế, số 2. Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Khắc Hoàn (2016), Tác động của năng lựclãnh đạo đối với sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên. Nghiên cứutrường hợp Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 3. Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Khắc Hoàn (2016), Ảnh hưởng của năng lựclãnh đạo giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 4. Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Khắc Hoàn (2016), Năng lực lãnh đạo củagiám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Bắc miền Trung trong thời kỳ hộinhập, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Cơhội và thách thức “, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Phát triển nguồn nhân lực quản trị của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội 2. Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục phát triển doanh nghiệp (2015), Báo cáo kếhoạch sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển DNNVV năm 2015 3. CIEM (2012), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điềutra DNNVV năm 2011 4. CIEM (2014), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam - Kết quả điềutra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013, Nhà xuất bản tài chính 5. Dương Tấn Diệp (2012), Chất lượng lãnh đạo doanh nhân Việt dưới góc nhìntừ chất lượng đào tạo Đại học Việt Nam, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam2012, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông 6. Trương Quang Dũng (2008), Nâng cao năng lực giám đốc doanh nghiệp tưnhân tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố HCM 7. Trần Văn Đẩu (2001), Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giámđốc DNNN – Khảo sát nghiên cứu ở Tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 8. Đỗ Anh Đức (2014), Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệpnhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế 9. Trần Thị Phương Hiền (2013), Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam – Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội, Luận án Tiến sỹ 10. Trần Thị Vân Hoa (2011), Nâng cao năng lực lãnh đạo của giám đốc điềuhành doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tàinghiên cứu cấp Bộ, Đại học Kinh tế quốc dân 11. Trịnh Vĩnh Hội (2006), Vai trò của giám đốc doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 12. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của CEO Việt Nam trong môi trường kinh doanh đầy biến động, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông 13. Đỗ Tiến Long (2012), Vai trò của lãnh đạo trong phát triển văn hóa doanhnghiệp, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin vàtruyền thông 14. Nguyễn Viết Lộc (2012), Sáng tạo đổi mới - giá trị cốt lõi cần có của doanhnhân Việt, Kỷ yếu ngày Nhân Sự Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin vàtruyền thông 15. Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2012), Phát huy vai trò của lãnh đạo trongvấn đề phát triển năng lực tổng thể của nhân viên tại các doanh nghiệp nhỏvà vừa ở Việt Nam, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông 16. Nghị định 56/2009/ NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009, của Chính Phủ về trợ giúp pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa 17. Nghị quyết 09/ NQ/ TW ngày 09 tháng 09 năm 2011, của Bộ Chính trị về xây dựng vàphát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam 18. Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân, Hồ Như Hải (2012), Báo cáo kết quả khảo sátlãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 2012, Kỷ yếu ngày nhânsự Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông 19. Ngô Quý Nhâm (2013), Những yêu cầu về năng lực lãnh đạo đối với giámđốc điều hành ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoạithương, số 20. Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh (2012), Đánh giá năng lực giám đốc điềuhành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK, Tạp chí khoa học Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Chuyên san kinh tế và kinh doanh, số 21. Richard L. Hughes, Robert C. Ginnett, Gordon J. Curphy (2009), Năng lựclãnh đạo – Những bài học trải nghiệm, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Đặng Ngọc Sự (2012), Năng lực lãnh đạo – Nghiên cứu tình huống của lãnhđạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Việnnghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 23. Nguyễn Minh Tâm (2009), Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế 24. Ngô Kim Thanh (2010), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 25. Trần Kiều Trang (2012), Phát triển năng lực của đội ngũ chủ doanh nghiệpnhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – Nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại Hà Nội 26. Vũ Hoàng Mạnh Trung (2014), Đào tạo chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thựctrạng và giải pháp; Cơ sở học viện hành chính khu vực miền Trung 27. Tổng cục Thống kê (2013), Kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, Nhà xuất bản thống kê 28. Tổng cục Thống kê (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2011, Nhà xuất bản thống kê 29. Tổng cục thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản thống kê 30. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), Chuyên đề “Phát triểndoanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 31. Anand Bhardwaj & B. K. Punia (2013), Leadership competencies and theirinfluence on leadership performance: A literature review, International Journal of Advanced Research in Management and Social Sciences, Vol. 32. Ashwini B., Misty B., Gary B., Cathy B., Kirsten G., Sara L., Matthew M., Brigitte P., Brian S., Aaron S. & Stephen W. (2013), A Leadership Competency Model: Describing the Capacity to Lead, Central Michigan University 33. Bennis, W. (2009), On becoming a leader, Basic Books, London. 34. Bass. BM (1990), Handbook of Leadership: Theory, research andmanagerial application, New York – Free Press 35. Bolden, R., Gosling, J., Marturano, A., & Dennison, P. (2003), A Review of Leadership Theory and Competency Frameworks, Centre of Leadership Studies, University of Exeter 36. Boyatzis, R. (1993). Beyond competence: The choice to be a leader, Human Resource Management Review, 3 (1): 137. Cardona, P., & Garcia, P. (2005), How to develop leadership 38. Do Viet Thanh & Nguyen Viet Anh (2015), Factors Affecting Effective Leadership - An Empirical Study in Vietnam Logistics Enterprises, Proceedings of the Second Asia-Pacific Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences (AP15Vietnam Conference), Danang-Vietnam 39. Doh, J. P (2003), Can leadership be taught? Perspectives from managementeducators, Academy of Management Learning and Education 2, no. 40. Edgar H. Schein (2004), Organizational Culture and Leadership, Jossey-Bass, A Wiley Imprint, San Francisco 41. Fiedler, F. A (1967), Theory of Leadership Effectiveness, New York McGraw-Hill 42. Goleman, D. (1998), What makes a leader? Harvard Business Review, 76 (6),9343. Hollander, E. P (1978), Leadership Dynamics: A Practical Guide to Effective Relationships, New York: Free Press 44. James Hayton (2015), Leadership and Management Skills in SMEs Measuring Associations with Management Practices and Performance, Enterprise Research Centre, London 45. Jeffery D. Houghton et al (2012), The abbreviated self leadershipquestionnaire (ASLQ): A more concise measure of self leadership, International Journal of Leadership studies, Vol 7. 46. Kabeer. A. M et al (2012), Social Demographic Factors That Influence Transformational leadership Styles among Top Management in Selected Organizations in Malaysia Asian, Social Science; Vol. 8, No. 47. Katz, R. L. (1955), Skills of an effective administrator, Harvard Business Review, 33 (1) 48. Ksenia Zheltoukhova & Louise Suckley (2014), Hands-on or hands-off: Effective leadership and management in SMEs, the CIPD & Sheffield Hallam University 49. Laguna et al (2012), The competencies of managers and their businesssuccess, Central European Business Review, Volume 1, Number 50. Leslie, J. B et al. (2011), An Organizational Analysis of Leadership Effectiveness and Development Needs, Center for Creative Leadership 51. Leslie, J. B., Chandrasekar, A., & Barts, D. (2009), Leadership Gap Indicator, Center for Creative Leadership 52. Lori L. Moore and Rick D. Rudd (2004), Leadersip skills and competenciesfor extension directors and administrators, Journal of Agricultural Education, Volume 45, Number 53. María José Bosch (2010), A three dimensional set of leadership: A 15 countrystudy 54. McCauley, C. (2006), Developmental assignments: Creating learningexperiences without changing jobs, Center for Creative Leadership Press 55. Mumford, M., Zaccaro, S., Connelly, M. S., & Marks, M. (2000), Leadershipskills: Conclusions and future directions, Leadership Quarterly 56. O’Regan, N. & Ghobadian, A. (2004), Drivers of Performance in small andmedium sized organizations: An empirical assessment, International Journalof Business Performance Management, 6 (2), 153 – 57. Peter G. Northouse (2004), Leadership - theory and practice, Western Michigan University. 58. Piotr Dzikowski (2012), Efficiency of Leaders in Micro, Small and Medium-sized Enterprises within the Leszno Subregion in Poland in the Light of the Globe Project, Poznan University College of Business Poland 59. Stogdill (1974), Handbook of leadership: A survey of the literature, New York, Free Press 60. Susan R. Madsen, Anita L. Musto (2004), Important Knowledge and Competence for Successful - Human Resource Leadership, Journal of Behavioral and Applied Management, Vol. 5, No. 61. Truong Minh Duc (2008), Assessing real competencies of Chief executiveofficers (CEOs) Of small and medium enterprises (SMEs) In Viet Nam, Newport International University Keywords:truong dai hoc kinh te hue 2017,luan an tien si,nghien cuu nang luc lanh dao cua giam doc cac doanh nghiep nho va vua khu vuc bac mien trung,le thi phuong thao,pgsts nguyen khac hoan,quan tri kinh doanh ma so,62340102
nghiên cứu năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực bắc miền trungnghiên cứu năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực bắc miền trungHướng dẫn download tài liệu trên trang AMBN |